Kiểm định giáo dục là quá trình đánh giá chất lượng cho Viện, Đại học, Cao đẳng ở cấp độ tổ chức (institution) và cấp độ chương trình (programatic).
Ở cấp độ tổ chức, kiểm định nhằm đảm bảo tổ chức hoạt động đúng luật, đủ năng lực cấp bằng, hoạt động đúng quy định của pháp luật nước sở tại và luật giáo dục chi phối hoạt động của nước sở tại, đảm bảo năng lực bảo vệ lợi ích của người học, đáp ứng cơ sở vật chất, các điều kiện dạy và học, an toàn cho người học cũng như các điều kiện liên quan đến quá trình dạy, học và cấp bằng.
Kiểm định ở cấp độ chương trình là đảm bảo chương trình đạt tiêu chuẩn chất lượng, đảm bảo học viên đạt được các nội dung đào tạo (learning outcomes), đảm bảo chất lượng của giảng viên, đảm bảo chất lượng trong quá trình dạy, ra đề, đánh giá và công nhận kết quả. Những chương trình đạt kiểm định ở cấp độ chương trình sẽ được công nhận tại thị trường lao động, có thể học tập chuyển tiếp, công nhận chéo kết quả đào tạo bởi các tổ chức giáo dục đồng cấp khác.
Một tổ chức giáo dục không được kiểm định sẽ không đảm bảo cho người học về năng lực cấp bằng, năng lực đào tạo cũng như không thể xác định được uy tín của tổ chức giáo dục đó.
Viện đại học SIMI Thụy Sĩ được kiểm định ở cả cấp độ tổ chức (Institution) bởi ASIC, kiểm định ở cấp độ chương trình và từng giai đoạn đào tạo bởi OTHM, ATHE, Qualifi, LRN… Tất cả chương trình của SIMI tương thích với khung bằng cấp Châu Âu EQF (European Qualifications Framework (EQF) và khung bằng cấp quốc gia National Quality Framework (NQF), hệ thống công nhận tín chỉ ECTS và khung công nhận giáo dục Bolognia.
The PreUniversity of Switzerland là thành viên của Viện đại học SIMI Thụy Sĩ. Thừa hưởng và áp dụng toàn bộ hệ thống quản lý chất lượng và kiểm định của Viện đại học SIMI Thụy Sĩ.
Một tổ chức để được kiểm định đầu tiên, tổ chức đó phải có năng lực hoạt động và quyền được hoạt động theo quy định của pháp luật nước sở tại thông qua giấy phép hoạt động. Để đạt được giấy phép hoạt động, một tổ chức giáo dục phải đáp ứng các quy định tối thiểu về vốn, cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, điều kiện dạy và học…theo quy định của nơi cấp quyền. Sau khi có giấy phép hoạt động, tùy thuộc vào từng quốc gia sẽ bắt buộc hoặc không bắt buộc phải lấy kiểm định.
SIMI hoạt động theo giấy phép được cấp bởi Zug Canton số CHE-258.08.017.
Mặc dù tại Thụy Sĩ không bắt buộc các hệ thống giáo dục đại học tư phải lấy kiểm định khác ở cấp độ tổ chức nhưng nhằm đảm bảo uy tín và quyền lợi cho học viên, SIMI đã tiến hành kiểm định và đạt kiểm định cấp cao nhất (Premier Institution) bởi ASIC Vương Quốc Anh.
ASIC (Accreditation Service for International Schools, University and Colleges) là hệ thống kiểm định độc lập, được công nhận bởi chính phủ, được công nhận bởi UKVI là thành viên của CHEA International Quality Group, Hoa Kỳ và thành viên của BQF (British Quality Foundation). Để có thêm thông tin về ASIC, vui lòng xem thêm Tại đây
Như vậy, ở cấp độ tổ chức, SIMI hoạt động theo giấy phép của Canton of Zug, Switzerland, Legal License No. CHE-258.08.017 và được kiểm định ở cấp độ cao nhất (Premier Institution) bởi ASIC.
Kiểm định ở cấp độ chương trình (programmatic accreditation) là kiểm định dành riêng cho chương trình trong tổ chức. Thông thường để đạt được công nhận cấp độ chương trình thì tổ chức phải là tổ chức hợp pháp và đã được kiểm định ở cấp độ tổ chức.
Khác với các tổ chức khác, các chương trình của SIMI không chỉ được công nhận cho toàn bộ chương trình mà còn được công nhận cho từng giai đoạn đào tạo. Việc công nhận cho từng giai đoạn đào tạo giúp học viên có thể tích lũy được bằng cấp cho từng năm học hoặc giai đoạn đào tạo.
Do được công nhận lẫn nhau, học viên sau khi tốt nghiệp chương trình dự bị đại học của PUS sẽ được cấp thêm bằng dự bị đại học của LRN, ATHE, OTHM, Qualifi… từ Vương Quốc Anh.
SIMI hợp tác chặt chẽ với các đối tác là các học viện, trường đại học uy tín và được kiểm định. Với hợp tác này, học viên của SIMI có thể nhận được bằng kép (song bằng), có thể chuyển tiếp với chương trình của đối tác hoặc công nhận kết quả chéo. Các đối tác sẽ đánh giá chương trình của SIMI, công nhận kết quả đào tạo và đồng thời cấp bằng cùng SIMI sau khi học viên hoàn tất chương trình.
Với hệ thống dự bị đại học của PUS, bên cạnh việc công nhận theo khung năng lực quốc gia (NQF), việc phối hợp trực tiếp với các đại học giúp quá trình liên thông, chuyển tiếp được nhanh chóng và thuận lợi.
- Tích lũy kết quả học tập cùng một lúc với nhiều tùy chọn để có thể chuyển tiếp, học liên thông hoặc nhận thêm bằng cấp từ đối tác.
- Uyển chuyển trong việc chọn học ở đâu và học như thế nào.
- Công nhận kết quả đào tạo trước đây (RPL – Recognition of Prior Learning)
- Công nhận quốc tế với hệ thống công nhận bằng cấp tương đương NQF (National Qualification Framework)
- Học viên có thể nhận được bằng cấp theo từng giai đoạn đào tạo, theo từng năm và có thể đi làm ngay với bằng cấp cho từng giai đoạn.
- Đảm bảo đánh giá đúng ứng viên do chương trình đáp ứng tiêu chuẩn năng lực chung của ngành.
- Dễ dàng xác định cấp độ năng lực khi tuyển dụng với hệ thống bằng cấp theo Level. Hiện tại Châu Âu, tất cả mẫu tuyển dụng và đơn xin việc phải quy đổi bằng cấp thành Level để nhà tuyển dụng và ứng viên dễ dàng hiểu.
- Đảm bảo người ứng tuyển có thể làm việc, ít phải đào tạo lại do hệ thống đào tạo theo Level là hệ thống đào tạo thực hành, tập trung vào năng lực làm việc trong môi trường doanh nghiệp.
- Đảm bảo tuyển dụng đúng người, đúng vị trí do bằng cấp theo Level (công nhận theo từng giai đoạn đào tạo) nêu rõ kiến thức, năng lực, cấp độ đã được đào tạo.
Zug Canton
Accreditation for International Schools, Colleges, & Universities, ASIC, UK
OTHM United Kingdom
Qualifi United Kingdom
ATHE United Kingdom
Kiểm định cho chương trình phát triển chuyên gia (CPD)
Quy trình Bologna
ECTS
European Union
Công nhận toàn cầu theo "Global Convention on the Recognition of Qualifications concerning Higher Education" 2019United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization - Paris 25/10/2019
Hiệp ước công nhận toàn cầu với văn bằng đào tạo đại học và sau đại học (Global Convention on the Recognition of Qualifications concerning Higher Education) là hiệp ước được thông qua tại kỳ họp thứ 40 của UNESCO và tháng 10/2019 và cũng là hiệp ước áp dụng cho đào tạo đại học và sau đại học ở phạm vi toàn cầu. Hiệp ước này hình thành các nguyên tắc công nhận quá trình học tập, văn bằng, việc học liên thông để lấy văn bằng cũng như gia tăng tính liên thông giữa các cơ sở giáo dục đại học trên phạm vi toàn cầu.
Hiệp ước công nhận toàn cầu về văn bằng đào tạo đại học và sau đại học thiết lập quyền của mỗi cá nhân sau khi có được văn bằng của một quốc gia có thể được công nhận tại một quốc gia khác với nguyên tắc công bằng, minh bạch và tránh được các hình thức bảo trợ và bảo hộ, cũng như các quyết định phi căn cứ mà xét thấy vi phạm quyền con người, quyền được học tập cũng như quyền được công nhận quá trình học tập nếu người học đã trải qua quá trình đào tạo chuẩn mực, được kiểm định, đáp ứng tiêu chuẩn đầu ra.
Hiệp ước công nhận toàn cầu với văn bằng đào tạo đại học và sau đại học được hình thành với tinh thần công nhận và không phân biệt các mô hình học tập, các hình thức đào tạo cũng như các không phân biệt cơ sở giáo dục công lập hoặc tư thục.
Căn cứ các quy định của Hiệp ước công nhận toàn cầu về văn bằng đào tạo đại học, Viện đại học SIMI Thụy Sĩ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của Hiệp ước bao gồm (1) năng lực tổ chức đào tạo và cấp văn bằng, (2) kiểm định cấp tổ chức, (3) kiểm định cấp chương trình cũng như (4) hệ thống đảm bảo năng lực khung năng lực Châu Âu EQF và (5) hệ thống chuyển đổi tín chỉ ECTS.
-
1
Yêu cầu đối với cơ sở giáo dục đại học được công nhận
Cơ sở giáo dục cấp văn bằng được công nhận nếu (1) được quyền đào tạo và cấp văn bằng theo luật của quốc gia đặt trụ sở chính và (2) được kiểm định bởi một hoặc nhiều tổ chức kiểm định có uy tín.
-
2
Yêu cầu đối với văn bằng đại học và sau đại học được công nhận
Văn bằng đào tạo để được công nhận phải được cấp bởi cơ sở giáo dục thỏa yêu cầu ở trên và (1) chương trình được kiểm định hoặc đã được thẩm định bởi một tổ chức kiểm định hoặc bên thứ ba và (2) chương trình phải đạt được cấp độ (Level) tương ứng và (3) chương trình phải đạt được số tín chỉ yêu cầu tối thiểu và (4) chương trình phải có các mục tiêu đào tạo tương thích.
-
3
Các loại hình công nhận mong muốn
Các hình thức công nhận bao gồm (1) Công nhận chương trình theo tính chuẩn mực của học thuật; (2) công nhận chương trình theo tính chuẩn mực của hệ thống và (3) công nhận theo chứng chỉ hành nghề. Tùy thuộc vào từng yêu cầu, mỗi cơ sở giáo dục tiếp nhận hoặc quốc gia sẽ có những yêu cầu cụ thể.
-
4
Những hồ sơ cần có để được công nhận
Tùy thuộc vào từng cơ sở đào tạo tiếp nhận hoặc theo quy định của từng quốc gia nhưng nhìn chung theo Công ước này sẽ bao gồm (1) Văn bằng và phục lục văn bằng (diploma supplement) được dịch thuật sang tiếng chính thức của quốc gia tiếp nhận; (2) văn bằng bản chính để đối chiếu; (3) đơn đăng ký nhập học; (4) tiêu chuẩn đầu vào của chương trình và (5) tiêu chuẩn đầu ra và mô tả chương trình (thường có trong sylabus của chương trình).